5 sai lầm sinh viên mới ra trường dễ mắc phải khi đi làm

DLA

Nhưng, đáng tiếc hơn là nhiều bạn tìm được việc làm nhưng lại không thể gắn bó lâu dài với nó do mắc phải những sai lầm tai hại. Nếu không nhận ra và rút kinh nghiệm thì nó trở thành vòng luẩn quẩn, cản trở sự nghiệp của bạn.

Vậy sinh viên mới ra trường khi đi làm thường mắc phải những sai lầm nào và nên thay đổi ra sao? Hãy cùng tham khảo các thông tin sau để thêm vững bước khi tham gia tuyển dụng

data

 

Không thương lượng mức lương

Có bạn vì quá vui mừng khi có việc làm đầu tiên nên không đọc kỹ hợp đồng lao động. Theo đó, bạn không dám thương lượng mức lương khởi điểm. Vì sợ bị đánh giá là “ham tiền” hoặc sợ nhà tuyển dụng “rút lại” đề nghị việc làm.

Tuy nhiên, việc không thỏa mãn đặc biệt khi phát hiện ở cùng vị trí, nhưng nhân sự khác được trả lương cao hơn. Có thể chỉ 1 - 2 triệu nhưng với sinh viên mới ra trường, đó là con số không nhỏ. Điều quan trọng hơn nó gây cho bạn tâm lý không thoải mái.

Với tâm lý đó, thật khó để bạn hoàn thành tốt công việc. Nhưng để đề xuất tăng lương cũng rất khó để bạn được đáp ứng.

Do đó, thương lượng quyền lợi và mức lương là điều nên làm trước khi bạn ký hợp đồng lao động. Đó là thời điểm duy nhất bạn có thể thương lượng mức lương gần mong muốn nhất. Tất nhiên bạn cần tìm hiểu thị trường, quy mô công ty, công việc để đưa ra mức phù hợp nhất.

Không nhận thức đúng về việc “thăng tiến”

Nhiều bạn có suy nghĩ đơn giản, chỉ cần 1-2 năm, hoàn thành công việc được giao là được thăng tiến lên vị trí cao hơn. Quan điểm này khiến nhiều bạn sau 6 tháng – 1 năm đã “rục rịch” muốn nhảy việc vì không thấy quản lý bàn việc thăng tiến hay tăng lương.

Tâm lý đòi hỏi, chờ đợi công ty trao giá trị theo thời gian mà không theo giá trị đóng góp khiến bạn thụt lùi và sớm bị đào thải.

Thực tế, một nhân sự 3-4 năm vẫn làm một vị trí là không ít, thậm chí phổ biến. Nên nhớ, bạn sẽ chỉ nhận được giá trị cao khi có đóng góp tương xứng. Do vậy, muốn thăng tiến, bạn cần tạo nhiều giá trị hơn giá trị muốn nhận được.

Ngại đưa ra quan điểm

Nhiều bạn có tâm lý giấu dốt. Bạn không nêu ý kiến vì sợ phát biểu không đúng sẽ bị sa thải. Nhưng cũng có bạn biết nhưng ngại đưa ý kiến. Vì sợ nhân sự khác đánh giá là thiếu kinh nghiệm, thiếu tôn trọng họ. Điều này dần khiến bạn trở thành người thụ động, tự ti. Theo thời gian người khác nói gì bạn cũng nghe, sai gì bạn cũng làm. Trong các cuộc họp, bạn thành người vô hình. Lâu dần, công ty không đánh giá cao thậm chí quên sự hiện diện của bạn.

Trên thực tế, công ty không yêu cầu nhân sự phải biết mọi thứ, nhất là sinh viên mới ra trường. Họ luôn đánh giá cao tinh thần học hỏi, sẵn sàng chia sẻ và cầu tiến của bạn. Do vậy, dù là nhân sự mới thì bạn hãy mạnh dạn đưa ra quan điểm riêng, đóng góp ý kiến và học hỏi để hoàn thiện bản thân.

Lười tư duy trong công việc

Rất nhiều bạn trẻ lười suy nghĩ, ngại tư duy sâu vào công việc. Họ luôn nghĩ hoàn thành việc được giao là đủ. Do đó, họ chỉ làm đúng việc của mình, rập khuôn theo quản lý nên giá trị tạo ra không lớn, không đột phá.

Thực tế, dù quản lý kinh nghiệm hơn, nhưng không có nghĩa giải pháp họ đưa ra là tối ưu nhất. Do đó, mỗi khi được giao việc, bạn cần suy nghĩ và đề xuất cách làm hiệu quả hơn. Nếu chưa chắc, hãy hỏi ý kiến của cấp trên hoặc đồng nghiệp. Họ chắc chắn sẽ đánh giá bạn cao hơn vì điều này.

Sự nghiệp của bạn không dừng lại ở công việc đầu tiên. Do đó, không quan trọng là công việc gì nhưng bạn cần ứng xử chuyên nghiệp và hết mình với nó.

Đóng cơ hội việc làm khác

Khi tìm được một công việc, bạn nghĩ đó là việc tốt nhất. Bạn tập trung hoàn toàn cho nó và đóng tất cả cơ hội khác. Điều đó chẳng khác nào, bạn đóng cánh cửa tương lai của mình. Bởi không có gì chắc chắn về công việc hiện tại hay những thay đổi trong tương lai.

Hãy cởi mở với cơ hội mới, học thêm kỹ năng mới, dù công việc hiện tại của bạn đang tốt. Đừng quên cập nhật CV thậm chí ứng tuyển và đi phỏng vấn. Bởi phỏng vấn không có nghĩa bạn không trung thành với công ty. Nó có thể đơn giản chỉ là cách để bạn nắm bắt thị trường việc làm, tìm hiểu nhu cầu nhà tuyển dụng, học hỏi thêm kỹ năng mới.

Bằng cách này, khi có biến động thì ít nhất bạn không quá bị động và sẽ thích nghi nhanh với hoàn cảnh mới, công việc mới.

Trên đây là 5 sai lầm mà sinh viên mới ra trường đi làm dễ mắc phải. Nó cản trở sự thăng tiến và tiềm năng của chính bạn. Hy vọng chia sẻ trên giúp bạn có thêm kinh nghiệm để xây dựng sự nghiệp và phát triển bản thân từ công việc đầu tiên.

Tổng hợp

 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: Phòng Tuyển sinh và Truyền thông

Địa chỉ: Số 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, TP Tân An, Long An

Điện Thoại: 02723.512826 (123) - 02723.513668

Hotline: 0917 241 544

Zalo: 0917 241 544

Website: www.daihoclongan.edu.vn

Email: tuyensinh@daihoclongan.edu.vn

Đặt câu hỏi tư vấn: tại đây

Fanpage: Vào trang

Xét tuyển online: tại đây

Nhập học Online: Tại đây