Thị trường việc làm ngành Khoa học máy tính vẫn thiếu hụt trầm trọng

DLA

Thị trường nhân lực Khoa học máy tính và cơn khát tuyển dụng

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số, kinh tế số tại Việt Nam đặt ra đòi hỏi nguồn nhân lực về Khoa học máy tính mạnh mẽ về cả số lượng lẫn chất lượng.

Khoa học máy tính - ngành nhiều điểm sáng

Theo báo cáo tổng kết năm 2019 và định hướng năm 2020 của Bộ Thông tin & Truyền thông, tổng doanh thu lĩnh vực công nghệ ICT 2019 ước đạt 112,350 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ICT chiếm 81,5%. Điều đó cho thấy, ngành công nghệ thông tin (CNTT) vẫn là "át chủ bài" của những công ty, tập đoàn lớn trong nước như Viettel, VNPT, FPT và đồng thời là "miếng mồi béo bở" thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế trong thời gian tới, bên cạnh các hãng CNTT hàng đầu thế giới như IBM, Microsoft, Intel, Apple, Toshiba, Samsung…

Thị trường nhân lực CNTT và cơn khát tuyển dụng

Cũng theo khảo sát của TopDev, trong năm 2020 thị trường kinh tế số Việt Nam ghi nhận nhiều sự phát triển mạnh mẽ trong 12 lĩnh vực chính như: Thương mại điện tử, Công nghệ tài chính, Gọi xe-thức ăn, Chăm sóc sức khỏe… Đây đều là những lĩnh vực "khát" CNTT.

Khát nhân lực về chất và lượng

Có thể nói CNTT luôn được đánh giá là một trong những ngành khát nhân lực nhất Việt Nam, khi các doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng. Theo TopDev, trong năm 2019 Việt Nam thiếu đến 90.000 nhân sự, trong năm 2020 con số này đã tăng đến hơn 400.000 nhân sự và ước tính là 500.000 vào năm 2021.

Nguồn: Báo cáo Thị trường IT Việt Nam 2020 - TopDev
Nguồn: Báo cáo Thị trường IT Việt Nam 2020 - TopDev

Sự thiếu hụt này đến từ nhiều phương diện, chủ yếu do nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, trong khi đội ngũ nhân sự mới lại thiếu những kỹ năng cần thiết do chương trình đào tạo tại các trường Đại học thiếu sự định hướng, chưa đúng trọng tâm doanh nghiệp tìm kiếm.

Bên cạnh đó, việc đưa nhân sự CNTT đào tạo chuyên môn tại nước ngoài vẫn gặp nhiều khó khăn do trình độ sử dụng tiếng anh còn nhiều hạn chế khi chỉ có 59% nhân lực CNTT có trình độ ngoại ngữ khá trở lên được thống kê bởi công ty TNHH MTV Hỗ trợ kinh doanh toàn diện. Ngoài ra, sự thiếu hụt chính sách về đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn là một trong những lý do chính khiến cho bài toán tuyển dụng và giữ chân nhân tài ngành CNTT tại các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn.

Đào tạo chất lượng cao từ DLA

Nhận thức rõ những yêu cầu mà xã hội đặt ra, khoa Kỹ thuật – Công nghệ thuộc Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (DLA) không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để sinh viên được phát triển cả về năng lực và đạo đức. Chương trình đào tạo luôn được cập nhật và đổi mới, tăng giờ thực hành để mỗi sinh viên đều vững kỹ năng nghề nghiệp sau khi ra trường (đi làm ngay) hoặc tiếp tục học tập ở những bậc học cao hơn. Sinh viên được học trên phòng máy mới nhất, ngoài ra được nhà trường hỗ trợ liên kết doanh nghiệp để kiến tập, giao lưu doanh nghiệp, đặc biệt sinh viên được tạo điều kiện làm thêm được hưởng lương (part-time, full-time) tại các doanh nghiệp có nhu cầu CNTT trên toàn tỉnh, tạo điều kiện vừa nắm vững lý thuyết vừa thành thạo thực hành.

Khoa Kỹ thuật – Công nghệ được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ học tập: 6 phòng thực hành máy tính, hệ thống học elearning miễn phí, thư viện trường với trên 20.000 đầu sách, ấn phẩm, các tạp chí chuyên ngành, hệ thống học liệu đa phương tiện liên kết với nhiều trường đại học, viện trên thế giới v..v..

Tỷ lệ có việc làm cao

Tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính bạn có thể làm việc tại:

- Các công ty phần mềm

- Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng

- Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp

- Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng

- Bộ phận Quản trị mạng và hệ thống, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, nhà máy, xí nghiệp công nghệ cao,...

Khoa đào tạo kỹ sư CNTT theo các chuyên ngành: Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin và Mạng máy tính và truyền thông, Thương mại điện tử. Theo báo cáo tỷ lệ sinh viên có việc làm vào tháng 3-2018, các sinh viên ngành CNTT sau khi ra trường đạt tỷ lệ việc làm là 82,35%; và năm 2020 này, thỉ lệ sẽ tăng cao hơn nữa. Đây là con số khá ấn tượng và là minh chứng vững chắc nhất cho chất lượng đào tạo ngành CNTT tại trường DLA.

Ban Thông tin