Tìm hiểu kỹ ngành học “Quản trị công nghệ truyền thông”

DLA

Quản trị Công nghệ Truyền thông (QTCNTT) là một ngành học mới, cả nước có rất ít trường mở dạy. Riêng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (DLA) có thể xem là trường mở ngành học QTCNTT sớm nhất. Bởi vì, đây là ngành học rất cần thiết đối với thời đại ngày nay (4.0), có nhiều liên quan đến các ngành khác và các lĩnh vực quan yếu trong đời sống xã hội. Thế nhưng, là ngành học mới nên hầu hết các bạn trẻ còn băn khoăn, bất cập khi chọn nó để bước vào đại học. Vậy ngành QTCNTT học những môn gì, khi tốt nghiệp sẽ làm gì và tìm việc làm ở đâu? Đây cũng là những câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ đang quan tâm, vậy xin các bạn hãy tìm hiểu kỹ nhé. Trước tiên, chúng tôi giải thích khái quát về tên ngành học “QTCNTT” là gì?

data

- Quản trị: Từ này có khá nhiều định nghĩa, một số định nghĩa ngắn nhất như:

Theo Mary Parker Follett: quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác. James Stoner và Stephen Robins: Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Ý kiến khác: Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước.

Nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể giải thích như sau:

+ Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu quy định sẵn.

+ Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định.

Vai trò quản trị trong tổ chức: Giúp tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung; Tạo lập và duy trì một môi trường nội bộ thuận lợi nhất cho mỗi cá nhân; Phát huy năng lực của mỗi cá nhân; Sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn...

- Công nghệ (tiếng Anh: technology): là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Nói một cách đơn giản, công nghệ là sự ứng dụng những phát minh khoa học vào những mục tiêu hoặc sản phẩm thực tiễn và cụ thể phục vụ đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại.

- Truyền thông: là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Truyền thông có thể là: Phương tiện truyền thông (media); Truyền thông kỹ thuật số; Phương tiện truyền thông điện tử; Truyền thông đại chúng; Truyền thông đa phương tiện; Truyền thông xã hội; Giao tiếp (communication); Đặc biệt, trong đó có nhiều loại hình báo chí trực thuộc nhiều lĩnh vực truyền thông trong hệ thống cấu trúc của chúng.

Tóm lại, Quản trị công nghệ truyền thông là ngành học nghiên cứu về quá trình sản xuất truyền thông thông qua các công nghệ hiện đại; cụ thể như sản xuất và kinh doanh phim ảnh, chương trình phát thanh - truyền hình, quảng cáo, các loại hình báo chí và các sản phẩm truyền thông nghe nhìn khác.

- Khoa QTCNTT của DLA: đã có chương trình đào tạo cụ thể chuẩn quốc gia theo quy trình đào tạo của Bộ GD&ĐT, thời gian đào tạo là 3,5 năm (10 tiết/ngày). 1,5 năm đầu sinh viên học chương trình đại cương gồm các môn chung như: Triết học Mac-lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng CSVN, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Phương pháp soạn thảo văn bản, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị thương hiệu, Tin học ứng dụng văn phòng, Marketing cơ bản, Cơ sở lý luận lịch sử truyền thông... 2 năm sau học chuyên ngành, thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp gồm các môn như: Truyền thông và các loại hình nghệ thuật, Sản xuất giải trí truyền hình, Sản xuất giải trí phát thanh, Kỹ thuật quay phim, Kỹ thuật video-audio; Kỹ thuật nhiếp ảnh và photoshop, Kỹ năng làm MC, Phương pháp quảng cáo, Tin và viết tin, Các loại hình báo chí, Marketing truyền thông. Quan hệ công chúng, Phương pháp lấy tin internet...

Nếu so với nhiều ngành học khác thì ngành học QTCNTT sẽ rộng đường lựa chọn nghề nghiệp hơn. Có nghĩa là, khi sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể chọn cho mình một nghề làm thích hợp với khả năng sở trưởng. Bởi vì, ngành học QTCNTT đào tạo đa dạng ngành nghề mà xã hội luôn cần đến. Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các đơn vị nhà nước hoặc tư nhân như báo chí, truyền hình, phát thanh, hãng phim, công ty truyền thông, công ty quảng cáo... với những vị trí: Phóng viên, Biên tập viên, Điều phối sản xuất (Production Coordinator, Production Assistant, Production Executive); Quản lý sản xuất (Production Manager hoặc Line Producer) để tạo ra những bộ phim (phim truyện, phim truyền hình, phim hoạt hình...), chương trình truyền hình, phát thanh, TVC, MV, nội dung Multimedia... Chuyên viên kinh doanh tài trợ; Chuyên viên Marketing cho phim ảnh, chương trình; Chuyên viên kinh doanh bản quyền phim, chương trình, kênh; Chuyên viên kinh doanh quảng cáo; Chuyên viên kinh doanh thời lượng phát song... Cũng có thể trở thành một MC, diễn giả... Nói gọn, là một ngành học nghiên cứu về quá trình sản xuất truyền thông thông qua các công nghệ hiện đại. Cụ thể là sản xuất phim điện ảnh, chương trình truyền hình, phim quảng cáo, phim ngắn, tiểu phẩm... và quá trình kinh doanh truyền thông như kinh doanh và marketing phim ảnh, chương trình, nội dung, quảng cáo...

- Ngành học sẽ giúp sinh viên: ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực về truyền thông. Mục tiêu đào tạo của ngành là trang bị giúp sinh viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, kỹ năng về sản xuất, phát triển, quản trị và kinh doanh các sản phẩm truyền thông phục vụ cho nhu cầu công việc tại các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình, công ty quảng cáo, tổ chức sự kiện, giải trí đa phương tiện...

data

- Về triển vọng: Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ truyền thông có cơ hội đảm nhiệm các vị trí công việc như: Chuyên viên về các chương trình truyền hình, quảng cáo, game, website...; Chuyên điều phối sản xuất, quản lý sản xuất, chương trình, kinh doanh thời lượng phát sóng, tác phẩm truyền hình, phát thanh; Biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên tại các tòa soạn báo in, báo mạng đài phát thanh, đài truyền hình từ trung ương đến địa phương. Chuyên viên marketing, quan hệ khách hàng, quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp, công ty; Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường THPT đào tạo về lĩnh vực ngành công nghệ truyền thông; Làm việc tại các doanh nghiệp truyền thông như: công ty quảng cáo, công ty truyền thông, tổ chức sự kiện, công ty nghiên cứu thị trường, phòng PR Marketing và quảng cáo của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc mọi ngành nghề.

- Về tiền lương: sẽ tùy theo năng lực làm việc của mỗi cá nhân ở từng vị trí và quy mộ hoạt động của từng cơ sở truyền thông hoặc báo chí. Lương khởi điểm có thể từ 8 -10 triệu đồng/tháng, ngoài ra, với cấp quản lý cao cấp có thâm niên mức lương sẽ dao động từ 15 - 22 triệu/tháng hoặc cao hơn... Như vậy, ngành học QTCNTT của DLA đang chào đón các bạn trẻ như khát vọng nóng bỏng đang mong đợi các bạn.

Ban truyền thông