5 điều trường đại học không dạy cho sinh viên

DLA

Đôi khi, đại học giống mô hình thu nhỏ của cuộc sống thật. Tuy nhiên, không khóa học nào ở đại học chuẩn bị kỹ năng để sinh viên đối mặt với tất cả thách thức tại nơi làm việc. Đôi khi, đại học giống mô hình thu nhỏ của cuộc sống thật. Tuy nhiên, không khóa học nào ở đại học chuẩn bị kỹ năng để sinh viên đối mặt với tất cả thách thức tại nơi làm việc. Chính vì thế, bên cạnh thời gian học tập trên giảng đường, sinh viên cần tham gia các hoạt động phong trào, đoàn thể tại trường, địa phương mình để tích lũy thêm kinh nghiệm sống, cách ứng xử cho phù hợp. Nếu sắp xếp được thời gian, các bạn sinh viên nên tham gia các khóa học ngắn hạn để nâng cao kiến thức bản thân, phục vụ cho chuyên ngành đang học cũng như mở rộng mối quan hệ giao tiếp sau này.

Trường đại học không dạy sinh viên những kỹ năng khi đối mặt với thử thách ở nơi làm việc. Ảnh: New York Times.
Trường đại học không dạy sinh viên những kỹ năng khi đối mặt với thử thách ở nơi làm việc. Ảnh: New York Times.

 Theo Entrepreneur India, các trường đại học đưa ra ảo tưởng cho sinh viên rằng họ là những CEO được sản xuất hàng loạt, các ông trùm kinh doanh, người đoạt giải Nobel và nhiều hơn nữa. "Những gì bạn học ở trường đại học không phải lúc nào cũng được áp dụng trong thế giới thực", Mugdha Pradhan, CEO và người sáng lập của iThrive, nhận định.

Trên thực tế, bạn học về một số bài học thông qua công việc. Vì vậy, khái niệm thực tập và kinh nghiệm làm việc cũng quan trọng không kém bằng cấp. Chỉ khi bắt đầu làm việc, chúng ta mới nhận ra tầm quan trọng của việc soạn thảo thư hoàn hảo, theo dõi và hoàn thành các nhiệm vụ một cách hiệu quả và việc đàm phán chi trả để đáp ứng cả hai bên.

Mithun Vijay Kumar, tác giả và nhà phân tích chính trị, cho biết: "Bạn có thể đã hiểu các công cụ nhưng hiểu được nhu cầu của khách hàng là những gì các công ty cần". Dưới đây là một số điều mà sinh viên không được dạy ở trường đại học.

Tài chính

Nếu bạn muốn sở hữu một chiếc xe hơi, bạn phải dừng việc tiêu xài hơn số tiền mình có. Bạn không thể tiết kiệm từng đồng nhưng cũng không thể tiêu tất cả số lương. Bạn cần xây dựng ngân sách bằng cách ước tính sẽ chi bao nhiêu cho mọi thứ và tuân thủ ngân sách đó.

Tiết kiệm tiền thôi không hiệu quả. Bạn cần chia tiền tiết kiệm cho nhu cầu lối sống và các trường hợp khẩn cấp. Bạn nên sử dụng phương pháp 50-30-20, trong đó, 50% chi cho nhu cầu cuộc sống, 30% cho đồ xa xỉ hoặc những món bạn mong muốn có, 20% cho tiết kiệm và trả nợ.

Trường đại học không dạy sinh viên cách quản lý tài chính và tiết kiệm. Ảnh: Pexels.
Trường đại học không dạy sinh viên cách quản lý tài chính và tiết kiệm. Ảnh: Pexels.

Viết thư điện tử

Công cụ cũ này về cơ bản là phương tiện cần thiết cho suốt một ngày ở công ty. Sinh viên cần tạo thói quen kiểm tra email thường xuyên và phản hồi đúng hạn.

Kỹ năng viết thư điện tử rất quan trọng. Bạn nên kiểm tra xem chủ đề thư có phải là đoạn giới thiệu hoàn hảo cho nội dung hay không. Phần mở đầu nên đề cập luôn đến mục đích của thư. Ngoài ra, bạn không nên để bỏ sót thư chưa được trả lời, vì có khả năng, bạn sẽ quên chúng.

Thời gian

"Tôi thực sự ước giá như khi còn một tân binh, tôi đã học được cách tạo ra ranh giới thời gian của mình", Mugdha Pradhan, CEO và người sáng lập của iThrive, nhớ lại.

Nếu kết quả là thước đo năng suất, bạn không có nhiều thời gian để lãng phí. Hãy bắt đầu ngày mới của bạn với một danh sách nhiệm vụ liền kề và ghi rõ thời gian cho mỗi nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, bạn đừng đánh giá quá cao năng lực của mình. Tuân thủ lịch trình sẽ quan trọng hơn. Sau đó, bạn hãy báo cáo danh sách công việc với cấp trên ngay lập tức để kiểm tra thời hạn hoàn thành công việc. Điều này giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc một cách hợp lý.

Học hỏi không ngừng

Bạn không bao giờ thực sự chấm dứt vai trò một sinh viên. "Người mới đi làm nên cởi mở nhất có thể để học hỏi", tác giả Kumar nhấn mạnh.

Trọng tâm của bạn nên hướng tới việc lựa chọn càng nhiều càng tốt. Đồng thời, bạn nên hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp và kết nối với các đồng nghiệp bên ngoài bộ phận của mình.

Tốt nghiệp không có nghĩa là bạn dừng học hỏi. Ảnh: Forbes.
Tốt nghiệp không có nghĩa là bạn dừng học hỏi. Ảnh: Forbes.

 

Bằng cấp không phải là bài kiểm tra và bài học cuối cùng, bạn hãy chọn các khóa học để nâng cao kỹ năng, cập nhật dữ liệu trong lĩnh vực của mình. Tương tự, một số khóa học trực tuyến với thời gian linh hoạt có thể giúp bạn chủ động học tập.

Dòng chảy ý tưởng

Ông Pradhan giải thích chúng ta nên đặt mục tiêu trở thành người không thể thiếu trong doanh nghiệp, kế tiếp là để cấp dưới của bạn phát triển và cuối cùng là tìm một vị trí khác.

Phát triển là điều quan trọng đối với sự thành công trong sự nghiệp. Nếu bạn không phát triển, bạn sẽ bỏ lỡ các cơ hội. Mục đích của bạn là giỏi kỹ năng nghề nghiệp, một khi bạn đạt đến giai đoạn này, hãy đẩy bản thân đến thử thách khác.

Điểm mấu chốt là để bạn có được kinh nghiệm phong phú không chỉ hoàn thành công việc mỗi ngày mà còn thông qua các nhiệm vụ và dự án. Đây chỉ là khởi đầu của hành trình. Vì vậy, bạn đừng thiếu kiên nhẫn để đạt thành công và thăng tiến. Hãy dành thời gian phát triển bản thân và tin tưởng vào quá trình.

Theo Zing.vn

 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: Phòng Tuyển sinh và Truyền thông

Địa chỉ: Số 938 Quốc lộ 1, Phường Khánh Hậu, TP Tân An, Long An

Điện Thoại: 02723.512826 (123) - 02723.513668

Hotline: 0917 241 544

Zalo: 0917 241 544

Website: www.daihoclongan.edu.vn

Email: tuyensinh@daihoclongan.edu.vn

Đặt câu hỏi tư vấn: tại đây

Fanpage: Vào trang

Xét tuyển online: tại đây

Nhập học Online: Tại đây