1. Mục tiêu chung
Mục tiêu đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành xây dựng; có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực khoa học hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn nghề nghiệp chuyên ngành kỹ thuật xây dựng; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo, giải quyết những vấn đề thực tiễn thuộc lĩnh vực xây dựng; phát triển năng lực cá nhân và nâng cao khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.
2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể (PO) |
Mô tả |
Kiến thức |
|
PO1 |
Trang bị kiến thức chung về triết học, phương pháp nghiên cứu khoa học |
PO2 |
Trang bị kiến thức nâng cao mảng kết cấu: tiêu chuẩn tính toán thiết kế cập nhật liên quan cấu kiện bê tông, kết cấu thép; các phương pháp số hiệu quả để mô phỏng, tính toán, phân tích các loại kết cấu công trình phức tạp chịu tải trọng tĩnh và động. |
PO3 |
Trang bị kiến thức nâng cao mảng nền móng: tiêu chuẩn tính toán thiết kế cập nhật liên quan nền móng, hố đào sâu, xử lý gia cố nền đất yếu; các phương pháp số hiệu quả để mô phỏng, tính toán nền móng. |
PO4 |
Trang bị kiến thức nâng cao mảng kỹ thuật thi công: các phương pháp phân tích, quản lý về nhân lực, tài chính, đầu tư, tiến độ. |
Kỹ năng |
|
PO5 |
Giúp người học phát triển kỹ năng tư duy lý luận khoa học kỹ thuật trong thực hành công tác chuyên môn; phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp đánh giá dữ liệu và thông tin để phát hiện và ra quyết định giải quyết các vấn đề trong thực tiễn thiết kế, thi công, và quản lý dự án xây dựng. |
PO6 |
Giúp người học phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu khoa học, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp |
Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm |
|
PO7 |
Có phẩm chất chính trị, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội; có khả năng tiếp tục học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thích nghi với sự thay đổi của môi trường nghề nghiệp, bối cảnh toàn cầu hoá và CMCN 4.0 |
1. Hình thức tuyển sinh
Thi tuyển, xét tuyển, thi tuyển kết hợp xét tuyển; xét tuyển đối với người nước ngoài có nguyện vọng học thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Tùy từng năm, Nhà trường quyết định phương thức tuyển sinh phù hợp. Căn cứ vào tình hình thực tế, việc đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào (tiếng Anh) cho người dự tuyển đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ được quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 5 Quy định đào tạo trình độ Thạc sĩ tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An ban hành kèm theo quyết định số 184/QĐ-DLA ngày 24/11/2021.
1.1. Thi tuyển:
Gồm 3 môn
+Môn chủ chốt: Sức bền vật liệu
+ Môn không chủ chốt: Toán cao cấp
+ Môn Ngoại ngữ: Tiếng Anh
1.2. Xét tuyển:
Xét tuyển căn cứ vào bảng điểm và bằng tốt nghiệp đại học. Điều kiện trúng tuyển đối với phương thức xét tuyển:
a) Điểm xét tuyển: Điểm trung bình tích lũy toàn khóa bậc đại học (tính lẻ đến 02 chữ số thập phân) theo thang điểm 4 (cộng thêm điểm ưu tiên nếu có) của ngành phù hợp không phân biệt loại hình đào tạo, phương thức đào tạo. Đối với trường hợp văn bằng đại học liên thông từ trung cấp, cao đẳng thì điểm được tính bằng trung bình chung điểm tích lũy toàn khóa bậc đại học và bậc cao đẳng, trung cấp.
Trường hợp thang điểm khác với thang điểm 4 sẽ được quy đổi về thang điểm 4 như sau:
Stt |
Thang điểm 10 |
Thang điểm 4 |
1 |
Từ 8,5 đến 10,0 |
4,0 |
2 |
Từ 7,8 đến 8,4 |
3,5 |
3 |
Từ 7,0 đến 7,7 |
3,0 |
4 |
Từ 6,2 đến 6,9 |
2,5 |
5 |
Từ 5,5 đến 6,1 |
2,0 |
6 |
Từ 5,0 đến 5,4 |
1,5 |
Các trường hợp thang điểm khác với thang điểm trên, việc quy đổi sang thang điểm 4 sẽ do Hội đồng tuyển sinh quyết định.;
b) Nguyên tắc xét tuyển: Xét lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm xét tuyển. Trường hợp có nhiều ứng viên có cùng điểm xét tuyển nhưng vượt chỉ tiêu đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên theo mức từ cao xuống thấp điểm của học phần tốt nghiệp (khóa luận, chuyên đề, đề án, đồ án).
1.3 Thi tuyển kết hợp xét tuyển
1.3.1 Thi tuyển: môn ngoại ngữ cho người dự tuyển chưa đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ. Người dự tuyển có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau sẽ được miễn thi ngoại ngữ:
a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
d) Trường hợp không có một trong các văn bằng chứng chỉ như trên hoặc chứng chỉ quá thời hạn thì phải tham dự kỳ thi tuyển sinh môn Ngoại ngữ.
1.3.2 Xét tuyển:
Căn cứ vào bảng điểm và bằng tốt nghiệp đại học.
a) Điểm xét tuyển: Điểm trung bình tích lũy toàn khóa bậc đại học (tính lẻ đến 02 chữ số thập phân) theo thang điểm 4 (cộng thêm điểm ưu tiên nếu có) của ngành phù hợp không phân biệt loại hình đào tạo, phương thức đào tạo. Đối với trường hợp văn bằng đại học liên thông từ trung cấp, cao đẳng thì điểm được tính bằng trung bình chung điểm tích lũy toàn khóa bậc đại học và bậc cao đẳng, trung cấp.
Trường hợp thang điểm khác với thang điểm 4 sẽ được quy đổi về thang điểm 4 như sau:
Stt |
Thang điểm 10 |
Thang điểm 4 |
1 |
Từ 8,5 đến 10,0 |
4,0 |
2 |
Từ 7,8 đến 8,4 |
3,5 |
3 |
Từ 7,0 đến 7,7 |
3,0 |
4 |
Từ 6,2 đến 6,9 |
2,5 |
5 |
Từ 5,5 đến 6,1 |
2,0 |
6 |
Từ 5,0 đến 5,4 |
1,5 |
Các trường hợp thang điểm khác với thang điểm trên, việc quy đổi tương đương sang thang điểm 4 sẽ do Hội đồng tuyển sinh quyết định;
b) Nguyên tắc xét tuyển: Xét lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm xét tuyển. Trường hợp có nhiều ứng viên có cùng điểm xét tuyển nhưng vượt chỉ tiêu đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên theo mức từ cao xuống thấp điểm của học phần tốt nghiệp (khóa luận, chuyên đề, đề án, đồ án).
2. Thời gian đào tạo: 24 tháng
3. Đối tượng tuyển sinh:
Theo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ được ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể đối tượng tuyển sinh là:
a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên, chính quy hoặc không chính quy; nếu bằng nước ngoài cấp phải được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận văn bằng theo quy định hiện hành);
b) Đối với những người dự tuyển có văn bằng đại học phù hợp nhưng chưa đủ kiến thức ngành thì phải học bổ sung kiến thức để có trình độ tương đương trước khi xét tuyển;
c) Ngành phù hợp ở trình độ đại học bao gồm những ngành có liên quan trực tiếp đến chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý.
4. Về ngoại ngữ:
Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Thí sinh đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài.
- Bằng tốt nghiệp đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm và chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
- Bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương Bậc 3 và Bậc 4 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, tham khảo tại phụ lục của Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT (https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=7502).
Đối với thí sinh chưa đáp ứng được yêu cầu năng lực ngoại ngữ trên thì phải tham gia kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ tương đương trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được tổ chức tại Trường.
5. Danh mục các phù hợp và danh mục các học phần bổ sung kiến thức.
5.1. Ngành phù hợp không cần học bổ sung kiến thức
STT |
Tên ngành và chuyên ngành |
Học phần học bổ sung |
1 |
Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp/ Xây dựng dân dụng và công nghiệp |
Không học bổ sung |
2 |
Công nghệ kỹ thuật xây dựng |
|
3 |
Kỹ thuật công trình |
|
4 |
Kỹ thuật xây dựng |
|
5 |
Xây dựng (đại học Mở Tp.HCM) |
5.2. Ngành phù hợp cần học bổ sung kiến thức
STT |
Tên ngành và chuyên ngành |
Học phần học bổ sung |
1 |
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông |
ü Kết cấu bê tông cốt thép 2 (3TC) ü Thiết kế công trình (3TC) ü Công trình trên nền đất yếu (3TC) |
2 |
Xây dựng cầu đường |
|
3 |
Xây dựng công trình thủy |
|
4 |
Quản lý xây dựng |
ü Cơ kết cấu 2 + đồ án (3TC) ü Kết cấu bê tông cốt thép 2 + đồ án (2TC) ü Kết cấu thép 2+ đồ án (3TC) ü Thiết kế công trình (2TC) ü Công trình trên nền đất yếu (2TC) ü Kiến trúc dân dụng + đồ án (3TC ) |
5 |
Kinh tế xây dựng |
|
6 |
Tin học xây dựng |
|
7 |
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng |
|
8 |
Địa cơ nền móng |
|
9 |
Kiến trúc công trình/ kiến trúc |
|
10 |
Kỹ thuật hạ tầng đô thị |
|
11 |
Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm |
|
12 |
Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt |
|
13 |
Kỹ thuật tài nguyên nước |
|
14 |
Kỹ thuật công trình biển |
|
15 |
Kỹ thuật xây dựng thủy điện- thủy lợi |
|
16 |
Kiến trúc |
|
17 |
Quy hoạch vùng và đô thị |
Tổng chương trình 60 tín chỉ (2 năm) | ||
1. Kiến thức chung | 6 | |
2. Kiến thức CS ngành và chuyên ngành: | ||
Cơ sở ngành | ||
a. Bắt buộc | 6 | |
b. Tự chọn | 9 | |
Chuyên ngành | ||
a. Bắt buộc | 15 | |
b. Tự chọn | 9 | |
3. Chuyên đề thực tập + đề án tốt nghiệp | 15 | |
Tổng cộng | 60 |