1. Mục tiêu chung
Chương trình thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng theo định hướng ứng dụng được thiết kế nhằm đào tạo thạc sĩ có kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành sâu, rộng và hiện đại về lĩnh vực tài chính - ngân hàng; Có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề đương đại trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; Có trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn; Có đạo đức, trách nhiệm xã hội và khả năng nghiên cứu độc lập ở trình độ cao trong lĩnh vực tài chính - Ngân hàng; Có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thích nghi với sự thay đổi của môi trường nghề nghiệp, bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4.
2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể (PO) |
Nội dung |
Kiến thức |
|
PO1 |
Cung cấp phương pháp luận khoa học, những kiến thức chung về ngành Tài chính – Ngân hàng. |
PO2 |
Cung cấp những kiến thức chuyên ngành sâu, rộng và hiện đại về lĩnh vực tài chính - Ngân hàng. |
Kỹ năng |
|
PO3 |
Trang bị những kỹ năng cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp nhằm vận hành và quản lý một cách hiệu quả. |
PO4 |
Phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin về tài chính – Ngân hàng nhằm phát hiện và đưa ra các giải pháp xử lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. |
PO5 |
Truyền đạt tri thức dựa trên các kết quả nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, có kỹ năng phát hiện, giải quyết những vấn đề đương đại trong lĩnh vực tài chính – Ngân hàng, có kỹ năng thảo luận với các nhà chuyên môn, các chuyên gia và đối tượng khác liên quan đến lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. |
Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm |
|
PO6 |
Có đạo đức, tôn trọng pháp luật và trách nhiệm với nghề nghiệp cũng như trách nhiệm chuyên môn. Có tinh thần nghiên cứu độc lập và học tập suốt đời. |
1. Hình thức tuyển sinh
Thi tuyển, xét tuyển, thi tuyển kết hợp xét tuyển; xét tuyển đối với người nước ngoài có nguyện vọng học thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Tùy từng năm, Nhà trường quyết định phương thức tuyển sinh phù hợp. Căn cứ vào tình hình thực tế, việc đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào (tiếng Anh) cho người dự tuyển đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ được quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 5 Quy định đào tạo trình độ Thạc sĩ tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An ban hành kèm theo quyết định số 184/QĐ-DLA ngày 24/11/2021.
1.1. Thi tuyển
Gồm 3 môn:
1.2. Xét tuyển
Xét tuyển căn cứ vào bảng điểm và bằng tốt nghiệp đại học Điều kiện trúng tuyển đối với phương thức xét tuyển:
a) Điểm xét tuyển: Điểm trung bình tích lũy toàn khóa bậc đại học (tính lẻ đến 02 chữ số thập phân) theo thang điểm 4 (cộng thêm điểm ưu tiên nếu có) của ngành phù hợp không phân biệt loại hình đào tạo phương thức đào tạo. Đối với trường hợp văn bằng đại học liên thông từ trung cấp cao đẳng thì điểm được tính bằng trung bình chung điểm tích luỹ toàn khoá bậc đại học và bậc cao đẳng, trung cấp.
Trường hợp thang điểm khác với thang điểm 4 sẽ được quy đổi về thang điểm 4 như sau:
Stt |
Thang điểm 10 |
Thang điểm 4 |
1 |
Từ 8,5 đến 10,0 |
4,0 |
2 |
Từ 7,8 đến 8,4 |
3,5 |
3 |
Từ 7,0 đến 7,7 |
3,0 |
4 |
Từ 6,2 đến 6,9 |
2,5 |
5 |
Từ 5,5 đến 6,1 |
2,0 |
6 |
Từ 5,0 đến 5,4 |
1,5 |
Các trường hợp thang điểm khác với thang điểm trên việc quy đổi sang thang điểm 4 sẽ do Hội đồng tuyển sinh quyết định.
b) Nguyên tắc xét tuyển: Xét lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm xét tuyển. Trường hợp có nhiều ứng viên có cùng điểm xét tuyển nhưng vượt chỉ tiêu đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên theo mức từ cao xuống thấp điểm của học phần tốt nghiệp (khóa luận, chuyên đề, đề án, đồ án).
1.3 Thi tuyển kết hợp xét tuyển
1.3.1 Thi tuyển: môn ngoại ngữ cho người dự tuyển chưa đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ. Người dự tuyển có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau sẽ được miễn thi ngoại ngữ:
a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
d) Trường hợp không có một trong các văn bằng chứng chỉ như trên hoặc chứng chỉ quá thời hạn thì phải tham dự kỳ thi tuyển sinh môn Ngoại ngữ.
1.3.2 Xét tuyển:
Căn cứ vào bảng điểm và bằng tốt nghiệp đại học.
a) Điểm xét tuyển: Điểm trung bình tích lũy toàn khóa bậc đại học (tính lẻ đến 02 chữ số thập phân) theo thang điểm 4 (cộng thêm điểm ưu tiên nếu có) của ngành phù hợp không phân biệt loại hình đào tạo, phương thức đào tạo. Đối với trường hợp văn bằng đại học liên thông từ trung cấp, cao đẳng thì điểm được tính bằng trung bình chung điểm tích luỹ toàn khoá bậc đại học và bậc cao đẳng, trung cấp.
Trường hợp thang điểm khác với thang điểm 4 sẽ được quy đổi về thang điểm 4 như sau:
Stt |
Thang điểm 10 |
Thang điểm 4 |
1 |
Từ 8,5 đến 10,0 |
4,0 |
2 |
Từ 7,8 đến 8,4 |
3,5 |
3 |
Từ 7,0 đến 7,7 |
3,0 |
4 |
Từ 6,2 đến 6,9 |
2,5 |
5 |
Từ 5,5 đến 6,1 |
2,0 |
6 |
Từ 5,0 đến 5,4 |
1,5 |
Các trường hợp thang điểm khác với thang điểm trên, việc quy đổi tương đương sang thang điểm 4 sẽ do Hội đồng tuyển sinh quyết định;
b) Nguyên tắc xét tuyển: Xét lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm xét tuyển. Trường hợp có nhiều ứng viên có cùng điểm xét tuyển nhưng vượt chỉ tiêu đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên theo mức từ cao xuống thấp điểm của học phần tốt nghiệp (khóa luận, chuyên đề, đề án, đồ án).
2. Thời gian đào tạo: 18-24 tháng
3. Đối tượng tuyển sinh
Theo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ được ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể đối tượng tuyển sinh là:
a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên, chính quy hoặc không chính quy; nếu bằng nước ngoài cấp phải được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận văn bằng theo quy định hiện hành);
b) Đối với những người dự tuyển có văn bằng đại học phù hợp nhưng chưa đủ kiến thức ngành thì phải học bổ sung kiến thức để có trình độ tương đương trước khi xét tuyển;
c) Ngành phù hợp ở trình độ đại học bao gồm những ngành có liên quan trực tiếp đến chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý.
4. Về ngoại ngữ:
Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Thí sinh đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài.
- Bằng tốt nghiệp đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm và chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
- Bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương Bậc 3 và Bậc 4 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, tham khảo tại phụ lục của Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT (https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=7502).
Đối với thí sinh chưa đáp ứng được yêu cầu năng lực ngoại ngữ trên thì phải tham gia kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ tương đương trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được tổ chức tại Trường.
5. Ngành phù hợp và các học phần bổ sung kiến thức
5.1. Ngành phù hợp không cần học bổ sung kiến thức
Ngành phù hợp là ngành đào tạo ở trình độ đại học (hoặc tương đương) trang bị cho người học nền tảng chuyên môn cần thiết để học tiếp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng.
STT |
Tên ngành và chuyên ngành |
Học phần học bổ sung |
1 |
Ngân hàng |
Không học bổ sung |
2 |
Tài chính – Tiền tệ – Tín dụng |
|
3 |
Tài chính – Ngân hàng |
|
4 |
Tài chính nhà nước |
|
5 |
Tài chính tiền tệ |
|
6 |
Tài chính Tín dụng |
|
7 |
Tài chính doanh nghiệp |
|
8 |
Tài chính lưu thông tiền tệ tín dụng |
|
9 |
Đầu tư tài chính |
5.2. Ngành phù hợp cần học bổ sung kiến thức
Người học có thể đăng ký dự tuyển chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng nhưng phải học bổ sung kiến thức nếu đã tốt nghiệp trình độ đại học các ngành phù hợp (gần) khác, bao gồm:
STT |
Tên ngành và chuyên ngành |
Học phần học bổ sung |
1 |
Kế toán |
- Lý thuyết tài chính tiền tệ (2 tín chỉ) - Tài chính doanh nghiệp (2 tín chỉ) - Quản trị ngân hàng thương mại (2 tín chỉ) |
2 |
Kế toán – Kiểm toán |
|
3 |
Kinh tế |
|
4 |
Kinh tế học |
|
5 |
Kinh tế nông lâm |
|
6 |
Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn |
|
7 |
Ngoại thương |
|
8 |
Quản trị kinh doanh |
|
9 |
Kinh tế công |
|
10 |
Kinh tế phát triển |
|
11 |
Tốt nghiệp đại học không thuộc ngành kinh tế, kinh doanh, quản lý mà thuộc các khối ngành: Khoa học tự nhiên; Khoa học cơ bản; Kỹ thuật; Công nghệ; Kiến trúc; Nông lâm thuỷ sản; Môi trường; Quân sự; An ninh, Pháp luật; Chính trị; Xã hội – nhân văn (không tuyển ngành ngoại ngữ) |
- Lý thuyết TCTT (2 tín chỉ) - Quản trị học (2 tín chỉ) - Kinh tế vi mô (2 tín chỉ) - Kinh tế vĩ mô (2 tín chỉ) - Marketing căn bản (2 tín chỉ) - Tài chính doanh nghiệp (2 tín chỉ) - Quản trị NHTM (2 tín chỉ) - Tài chính công (2 tín chỉ) |
Tổng chương trình 63 tín chỉ (2 năm) | TC | ||
1. Kiến thức chung: | 6 | ||
2. Kiến thức CS ngành và chuyên ngành: | |||
Cơ sở ngành | |||
Bắt buộc | 9 | ||
Tự chọn | 6 | ||
Chuyên ngành | |||
Bắt buộc | 12 | ||
Tự chọn | 15 | ||
3. Chuyên đề thực tập + đề án tốt nghiệp | 15 | ||
TỔNG TÍN CHỈ | 63 |